Những mẫu nội thất nổi bật nhất năm 2020

Thiết kế nội thất văn phòng không chỉ tôn tạo giá trị thẩm mỹ cho không gian làm việc, tăng những tiện ích và nhu cầu thiết thực mà còn thúc đẩy ý tưởng sáng tạo đột phá và tăng trưởng hiệu suất lao động của mỗi người. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng tuỳ thuộc vào thị hiếu, nhu cầu cũng như xu hướng thời đại của con người trong kỷ nguyên công nghệ không dây. Những phong cách thiết kế nội thất nổi bật năm 2020 được tổng hợp và đúc kết từ những mô hình văn phòng trên toàn thế giới, mang đến những ý tưởng mới mẻ vào việc kiến thiết không gian làm việc văn minh, chuyên nghiệp.

6 mẫu thiết kế nội thất văn phòng nổi bật nhất 2020

1. Phong cách tối giản

Thiết kế nội thất văn phòng theo phong cách tối giản được hiểu là cung cấp những trang thiết bị tối giản nhưng vẫn đáp ứng đủ công năng sử dụng trong không gian làm việc. Đồ nội thất tối giản thể hiện qua 3 đặc điểm cơ bản về:

những mẫu nội thất cho văn phòng

Thiết kế đơn giản tạo cảm giác không bị rối mắt

Màu sắc: Không nên quá sặc sỡ mà có xu hướng thiên về gam màu trung tính tạo nét trầm ấm, nhẹ nhàng không gây áp lực cho thị giác quá mạnh.

Chất liệu: Chất liệu phong cách tối giản thường được giữ tính nguyên bản, giảm tải những chi tiết, bộ phận quá rườm rà và thậm chí không nên biến tấu quá đà. Chất liệu chủ đạo thường là gỗ ngoài ra còn có kim loại, nhựa,…

Công năng: Hướng đến công năng sử dụng nhiều hơn tính thẩm mỹ, đây là xu hướng làm việc nâng cao hiệu suất tối ưu. Tuy vậy cũng nên giữ được sự tinh tế, nhất quán trong kết cấu tổng thể không gian cho các phòng ban làm việc như phòng làm việc nhân viên, phòng giám đốc, phòng họp…

Thiết kế phong cách tối giản không chỉ tập trung vào tính nguyên bản, đơn giản mà còn đáp ứng đủ những tiêu chuẩn trong công năng sử dụng đồng thời còn giúp mở rộng không gian thoáng rộng hơn và tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp.

2. Phong cách hiện đại, sang trọng

những mẫu nội thất cho văn phòng

Sang trọng và hiện đại là cái mà nhiều văn phòng luôn muốn hướng tới

 

Phong cách này hướng đến yếu tố hiện đại, tiện nghi và tính thẩm mỹ chặt chẽ hơn so với phong cách thiết kế nội thất tối giản. Về chất liệu vô cùng đa dạng, thiết kế có sự đột phá mới mẻ và giá thành thường cao.

Các trang thiết bị phục vụ cho công việc hướng tới xu hướng kết nối công nghệ internet, kỹ thuật số thông minh. Từ bàn làm việc, ghế văn phòng, tủ hồ sơ,… đều ưu tiên sử dụng chất liệu tốt, chất lượng trong khâu sản xuất và thiết kế vô cùng hiện đại nhằm cung cấp công năng sử dụng tối ưu.

Ghế văn phòng: chất liệu phổ biến là da (da thật hoặc da PU), vải, nỉ, vải bọc nhung cao cấp,…

Bàn làm việc, tủ hồ sơ, giá sách…: sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có tác dụng chống mối mọt, chống trầy xước tốt cùng màu sắc đẹp tự nhiên.

Sàn nhà: sử dụng gạch bóng, đá hoa cương, đá vân sang trọng…

Hệ thống chiếu sáng tạo điểm nhấn nổi bật từ các mẫu đèn treo trần nhà hay đèn chùm pha lê,… tôn tạo sự sang trọng và đẳng cấp

Thông thường thiết kế nội thất văn phòng được sử dụng cho văn phòng làm việc chủ tịch, giám đốc, quản lý cấp cao.

3. Phong cách công nghiệp

Chính là sự kết nối và tiếp thu thẩm mỹ giữa không gian văn phòng làm việc với mô hình nhà máy, xí nghiệp. Đặc tính của kiểu phong cách này chính là đồ nội thất mô phỏng lại từ hình ảnh xí nghiệp, nhà máy vào không gian làm việc mới mẻ và sáng tạo chất lừ.

Nội thất văn phòng công nghiệp sử dụng chất liệu thô từ gạch tường, trần thô không sơn tạo cảm hứng như một khối lưu công nghiệp thực sự. Các hệ thống dẫn điện, nước, điều hoà,.. được phô bày lộ ra và các kết cấu từ dầm, đà tạo điểm nhấn cho trần nhà vô cùng độc đáo.

Vật liệu sử dụng cho phong cách nội thất công nghiệp là gỗ tự nhiên, kim loại từ sắt, thép không hoen gỉ,… mang đến một cảm hứng “công nghiệp hoá” vào không gian làm việc bớt đơn điệu.

4. Phong cách mảng xanh văn phòng

Đem mảng xanh vào văn phòng làm việc nhằm tái cơ cấu hệ thống mỹ quan, cân bằng chất lượng không khí hiện nay trong khi trái đất đang nóng dần lên từ hệ quả công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thúc đẩy sức khoẻ và tinh thần tốt cho mỗi người.

Đặc trưng của phong cách mảng xanh văn phòng là hướng đến những giá trị nguyên bản từ tự nhiên ban tặng, sử dụng vật liệu an toàn và thân thiện với sức khoẻ người sử dụng, và có khả năng tái chế, tái sử dụng cao từ vật liệu như gỗ, giấy, thuỷ tinh,…

Trang trí hoặc bố trí cây xanh ở những mảng tường dây leo, hay chậu hoa kiểng, cây cảnh phong thuỷ ở những góc phòng, trên bàn làm việc là cảm hứng chủ đạo của mẫu phong cách nội thất thiên nhiên.

5. Phong cách thiết kế Art Decor

những mẫu nội thất cho văn phòng

Art Decor mang phong cách xưa nhưng là thiết kế thượng thời

Đây là mẫu phong cách xuất hiện từ những năm 1920 ứng dụng phổ biến ở các lĩnh vực hội hoạ, thiết kế, điện ảnh. Cho đến nay nó vẫn tạo dấu ấn mạnh mẽ cho xu hướng vận dụng thiết kế văn phòng hiện đại.

Đặc trưng của phong cách này tạo ra sự kết hợp linh hoạt giữa hình thù đồ nội thất, đường cong và lập thể không gian nhằm đem đến sự hài hoà đồng nhất ở đường nét, bố cục và nội thất văn phòng.

Hướng tới nét phong cách cổ điển và tinh tế lên hàng đầu, các chất liệu được ứng dụng là các loại gỗ quý hiếm, đá cẩm thạch,… Ngoài ra phong cách này còn tạo điểm nhấn độc đáo từ những hoạ tiết da báo, quân đội, ziczac hay hình ảnh chim muông, thú rừng tạo hoá. Những mẫu sofa, ghế bành được tìm thấy dễ dàng ở phong cách thiết kế Art Decor vì biến tấu đa dạng ở những khối lập phương, khối hình hôp chữ nhật, khối tròn, khối oval cong tinh tế,… 

Màu sắc thiên về gam màu nóng như nâu vàng, cam sẫm, xám vàng,… Để cân bằng không gian màu sắc bớt bức bối có thể mix thêm màu kem, màu be trong việc phối màu khoa học.

6. Phong cách văn phòng mở

Đây là mẫu phong cách văn phòng quá phổ biến không chỉ trên thế giới mà Việt Nam cũng ứng dụng rất nhiều. Nội thất văn phòng mở đề cao tính kết nối không gian và tăng tính tiện ích đồng nhất cho tất cả mọi người trong cùng một văn phòng đều có thể dễ dàng sử dụng và truy cập chúng.

Nhận diện văn phòng mở qua 2 đặc điểm sau:

  • Hạn chế tối đa các bức tường quá khổ khép kín từ bê tông, thạch cao. Thay vào đó là việc ứng dụng kính cường lực trong suốt, bảng formica hay các hệ thống tủ hồ sơ để làm vách ngăn phân lập không gian làm việc.
  • Đồ nội thất thường tích hợp nhiều tính năng sử dụng thông minh và hiện đại đồng thời cũng tiết kiệm được diện tích không gian phòng.

Những ưu điểm của văn phòng mở đem đến là:

  • Tôn tạo không gian làm việc thân thiện, tạo ra sự tương tác tích cực và trao đổi công việc giữa cấp trên và cấp dưới hay những cộng sự với nhau trong cùng một đội dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.
  • Tăng tính đoàn kết, hoà đồng và tương thân tương ái cùng nhau xây dựng mục tiêu phát triển chung nhất.
  • Tăng hiệu suất lao động nhờ rút ngắn, thu hẹp thời gian di chuyển trong xây dựng hệ thống giao thông liên kết giữa các phòng ban, bộ phận
  • Không gian làm việc thoải mái, thoáng đãng, triệt tiêu những bí bách, gò bó dù làm việc riêng tư hay hoạt động teamwork.
Xem bài viết liên quan:
No Responses

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *