Lưu ý 9 lỗi thiết kế văn phòng làm việc thường gặp

Trong hạng mục thiết kế văn phòng không chỉ chú trọng và đảm bảo cân bằng hai yếu tố về công năng và thẩm mỹ, những yếu tố khác cũng góp phần xây dựng tính hoàn thiện.

Thẩm mỹ và công năng của một mô hình văn phòng làm việc được đánh giá trên nhiều phương diện, sự hài hoà giữa màu sắc, đồ dùng trang trí và bố cục sắp xếp nội thất trong không gian tổng thể cũng như ứng dụng của từng món đồ nội thất cho công tác văn phòng của công ty. Sau đây là những lỗi phổ biến thường gặp trong thiết kế văn phòng làm việc mà mọi công ty đều phải lưu ý.

9 lỗi phổ biến trong thiết kế văn phòng làm việc

1. Lỗi về hình học

Những nguyên do có thể gây ra lỗi về hình học khi thiết kế văn phòng thường thấy là:

Người thiết kế chưa tìm hiểu kỹ hoặc hiểu nhầm ý đồ của khách hàng khi họ yêu cầu với những tiêu chí ban đầu. Thiết kế văn phòng phải tuỳ vào tính chất ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi công ty để lên phương án thiết kế phù hợp, chuyên nghiệp.

Thiếu tính công năng ứng dụng: chưa nắm bắt rõ về công năng sử dụng của công trình, thiết kế các khu vực, phân chia phòng ban chưa có phương án tính toàn hợp lý tương thích với công năng ứng dụng ở mọi ngóc ngách.

Kinh phí đầu tư nắm bắt hời hợt: đầu tiên phải xác định ngân sách cũng như kinh phí đầu tư của khách hàng cho công trình là bao nhiêu (đề ra phương án vượt quá mức đầu tư dẫn đến thay đổi trong quá trình thi công, khiến công trình không đạt được hình ảnh có tính thẩm mỹ như ban đầu trong thiết kế)

Chưa có sự nghiên cứu cẩn trọng đặc điểm đối tượng sử dụng như tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, tâm lý,… để đưa ra những phương án thiết kế chuẩn mực nhất.

2. Lỗi về tỉ lệ kích thước

Mối quan hệ so sánh tương quan giữa tỉ lệ đồ nội thất hình khối các vật dụng trong diện tích không gian tổng thể văn phòng nếu không có kế hoạch tính toán cẩn trọng sẽ dễ phát sinh lỗi. Chẳng hạn kích thước của tủ hồ sơ, kệ lưu trữ quá nhỏ hoặc quá lớn so với kích thước gian phòng sẽ tạo ra nhiều góc chết không sử dụng đến cũng như khó truy cập và ứng dụng.

3. Không có điểm nhấn (quá nhiều hoặc quá ít chi tiết)

Đây được xem là lỗi phổ biến nhất trong thiết kế văn phòng thiếu kinh nghiệm, thiếu gu thẩm mỹ. Không gian văn phòng làm việc phải có một điểm nhấn để tổng thể không bị quá đồng đều dẫn đến sự nhạt nhoà, nhàm chán. Chỉ cần điểm xuyến một chậu cây xanh hoặc một vật trang trí nhỏ xinh cũng đủ làm bật lên điểm nhấn ấn tượng và thu hút cho không gian làm việc của bạn đáng kể.

Thiết kế văn phòng làm việc quá sơ sài hoặc không có chủ đích sẽ tạo ra một loạt hệ quả chính là không gian trở nên rối mắt vì quá nhiều chi tiết dư thừa, còn không sẽ quá trống trải và thiếu tính tiện nghi cần thiết. Để có thể hạn chế và tránh được lỗi này bạn nghiên cứu kỹ không gian văn phòng cần thiết kế, tìm hiểu những tiện nghi thiết thực cho văn phòng từ đó phương án lựa chọn đồ nội thất sẽ phù hợp, chuyên nghiệp.

4. Lỗi về chất liệu

Chất liệu trong thiết kế văn phòng đều có một đặc trưng riêng biệt, vì thế người thiết kế phải có phương án cân nhắc hợp lý khi sử dụng trong cùng không gian đó. Chẳng hạn đặc trưng của chất liệu thép là mỏng và cứng khi kết hợp với chất liệu gỗ/ đá thì gỗ nên to, dày và đá cục/ tảng.

5. Lỗi về màu sắc

Cách phối màu cũng rất quan trọng, tỉ lệ màu sắc trong thiết kế nội thất cần phân lập chính phụ tương quan, có điểm nhấn nhằm tôn tạo cảm giác thư thái, thể hiện cá tính của người sử dụng. Nếu sử dụng màu sắc không phù hợp sẽ gây ra chứng rối loạn cảm xúc nhất là tính chất của dân văn phòng làm việc 8 tiếng mỗi ngày, điều này không được xem nhẹ.

Thiết kế văn phòng mắc lỗi ở màu sơn tường thường xảy ra khi chọn màu dựa trên bảng màu hoặc catalogue do nhà sản xuất cung cấp mặc định. Trên thực tế màu sắc của sơn khi phủ lên tường sẽ có sự chênh lệch, xê dịch ít nhiều so với bản in do yếu tố ánh sáng, độ đậm đặc, chất liệu, nhiệt độ,… Vì thế khi quyết định chọn màu sơn tường phải tham khao các ý kiến của các chuyên gia tư vấn, và nên trải nghiệm mẫu thử trước khi sử dụng trực tiếp lên văn phòng của mình.

6. Lỗi về ánh sáng

Ánh sáng mang đến diện mạo và cảm giác ảnh hưởng đến người sử dụng trong văn phòng đó. Mỗi khu vực tuỳ vào công năng sử dụng sẽ có cách bố trí, thiết kế ánh sáng khác nhau cũng như việc lựa chọn hệ thống đèn khác nhau. Ví dụ ánh sáng phòng làm việc khác với ánh sáng phòng họp, phòng thư giãn phải khác biệt với ánh sáng phòng giám đốc, nếu quá tối hoặc quá sáng đều gây ra những triệu chứng mệt mỏi, rối loạn thị giác,… Sử dụng ánh sáng hiệu quả bằng cách khai thác và tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên với nguồn ánh sáng nhân tạo từ các loại đèn.

7. Lỗi về vật liệu

Mỗi một không gian, khu vực làm việc sẽ có sự lựa chọn vật liệu khác nhau sao cho phù hợp với công năng sử dụng. Chẳng hạn phòng làm việc giám đốc thường sử dụng vật liệu cao cấp từ da, gỗ tự nhiên tôn vinh giá trị bền vững và thương hiệu của công ty. Phòng pantry (khu vực quầy bar ăn uống) sử dụng vật liệu sáng bóng dễ lau chùi, tạo cảm giác sạch sẽ, thư giãn.

8. Lỗi về điểm nhìn

Các yếu tố trang trí, điểm nhấn tập trung vào trúng điểm mù/điểm rơi của thị giác cũng như tầm nhìn của người đặt chân vào văn phòng không tập trung thường gây ra những lỗi sai phạm về điểm nhìn, và hiệu quả trong thiết kế không đạt mong muốn và yêu cầu.

9. Lỗi về giải pháp

Sự đồng bộ và kết nối vô cùng quan trọng trong thiết kế không gian văn phòng. Mỗi một phòng ban, bộ phận đều có sự khác biệt tạo lập từ những điểm nhấn riêng biệt nhưng xét về tổng thể thì tất cả đều phải tuân theo ngueyen tắc đồng bộ với chủ thể chung, từ đó tạo ra sự liên kết mạch lạc giữa các không gian. Chẳng hạn về giải pháp giải toả mùi ở khu vực pantry thư giãn, nơi đây nhân viên của bạn tự do hút thuốc và mùi thuốc lá sẽ lưu lại trên rèm cũng như ảnh hưởng chất lượng không khí trong phòng.

Xem bài viết liên quan:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *