Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng mềm cần có ở mỗi người, không chỉ riêng gì dân văn phòng. Nó cũng được xem là “chìa khóa vàng” trong giao tiếp, giúp đạt được thành công trong công việc lẫn cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về kỹ năng lắng nghe cũng như cách rèn luyện hiệu quả nhất nhé!
Kỹ năng lắng nghe có thật sự quan trọng?
Nghe và lắng nghe là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong một cuộc nói chuyện. Bởi khi lắng nghe, bạn sẽ hiểu chính xác được thông điệp mà đối phương muốn truyền tải. Nhờ đó mà có phương hướng lập luận chính xác.
Kỹ năng này còn hạn chế những xung đột hay xích mích không đáng có. Nếu có ai đó hỏi rằng, một trong những kỹ năng giao tiếp mà bạn cần phải rèn luyện thường xuyên là gì? Chắc chắn chính là kỹ năng lắng nghe.
Trong cuộc sống
Dù là gia đình hay bạn bè thì kỹ năng lắng nghe cũng sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ thân thiết bền vững, ngày càng trở nên gắn bó hơn. Chưa kể, khi bạn cần chia sẻ mọi chuyện vui buồn, gia đình và bạn bè đều sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn. Họ làm việc tương tự như bạn đã làm đối với họ.
Trong công việc
Dù bạn là người làm việc tự do hay làm việc trong môi trường công sở, thì lắng nghe luôn là điều cần thiết. Nó là nền tảng thiết yếu và vô cùng vững chắc để bạn rèn luyện khả năng giao tiếp.
Và một khi đã có khả năng giao tiếp tốt thì việc xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, sếp hay các mối quan hệ xã hội đều rất dễ dàng. Đôi khi lắng nghe còn giúp bạn giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề, xung đột diễn ra xoay quanh cuộc sống của bạn.
Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Để có thể lắng nghe hiệu quả, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện hằng ngày. Sau đây là những nguyên tắc mà bạn có thể tham khảo.
Luôn tập trung vào cuộc nói chuyện
Trong một cuộc nói chuyện, luôn phải có sự tương tác giữa người nói và người nghe. Khi đã có người nói thì đồng nghĩa với việc người nghe phải tập trung vào cuộc nói chuyện. Nếu bạn có sự lơ đãng, không chú tập sẽ làm người khác rất khó chịu, mất thiện cảm và đưa ra những đánh giá tiêu cực về bạn.
Lắng nghe một cách chăm chú
Khi bạn chăm chú lắng nghe một điều gì đó, nó không chỉ thể hiện sự chăm chú mà con có nghĩa là sự thưởng thức. Điều này giống như việc bạn say mê nghe một bài nhạc mà bạn yêu thích vậy.
Do đó, nếu bạn sử dụng kỹ thuật lắng nghe một cách chăm chú thì sẽ nhận lại hiệu quả không ngờ đấy. Vừa nắm bắt thông tin một cách chính xác vừa tạo được thiện cảm với người đối diện.
Tuyệt đối không được ngắt lời
Không một ai cảm thấy thích thú khi luôn bị ngắt lời trong cuộc nói chuyện. Vì thế hãy dừng ngay hành động này nhé. Bạn hãy thử đặt bản thân vào trường hợp này, ắt hẳn bạn sẽ có được câu trả lời chuẩn xác.
Không phán xét và đưa ra sự áp đặt
Kết quả của cuộc trò chuyện có đạt được mục tiêu đúng như mong đợi hay không là phụ thuộc vào kỹ năng lắng nghe của bạn. Bởi không một ai muốn nói chuyện với người có tính bảo thủ, hay phán xét và áp đặt. Đừng bao giờ đem quan điểm cá nhân vào câu chuyện theo kiểu bắt buộc người khác phải làm theo.
Bạn là bạn, bạn không phải là họ. Mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, nhu cầu giải quyết vấn đề khác nhau. Để có sự đồng cảm, bạn hãy đặt mình vào trường hợp đó. Đương nhiên là bạn vẫn có thể đưa ra quan điểm cá nhân, nhưng phải theo thiên hướng đóng góp và xây dựng. Học cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng sẽ giúp bạn thành công trong giao tiếp và rèn luyện tốt kỹ năng lắng nghe.
Chú ý đến ngôn ngữ hình thể
Với những người nắm bắt tốt kỹ năng lắng nghe thì họ sẽ biết cách biểu hiện đúng, giúp đối phương nhìn nhận rõ ràng là họ đang lắng nghe. Cụ thể là sử dụng ngôn ngữ hình thể, nó có thể là ánh nhìn tập trung, cái gật đầu khi đồng tình, biểu cảm khuôn mặt hay tư thế hơi nghiêng người về phía đối diện,…
Đáp lại bằng những phản hồi tích cực
Không nên chỉ im lặng lắng nghe một câu chuyện mà hãy đưa ra những phản hồi tích cực. Sao cho đối phương không nghĩ là họ đang độc thoại. Bạn có thể chăm chú lắng nghe, sau đó nhẹ nhàng phân tích và đánh giá tình huống. Cuối cùng là đưa ra phản hồi. Hãy cố gắng nói những điều thật tích cực hoặc đồng tình nhằm giúp cuộc nói chuyện không đi theo hướng cãi vả.
Giao tiếp luôn là là cầu nối, gắn kết các mối quan hệ. Ngoài việc thành thạo kỹ năng nói, bạn còn phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Chỉ có như vậy mới tạo được kết nối bền chặt giữa con người với con người và nâng cao giá trị bản thân.