Kỹ năng giải quyết xung đột khéo léo dành cho dân văn phòng

Dù trong đời sống hay môi trường làm việc thì cũng không thể tránh khỏi sự xung đột, mâu thuẫn. Nhất là đối với môi trường phải làm việc với nhiều người, vấn đề này xuất hiện còn thường xuyên hơn. Để mọi việc không vượt quá sự kiểm soát, bạn cần phải có kỹ năng giải quyết xung đột thật khéo léo. Theo dõi bài viết dưới đây để có nhiều thông tin thật hữu ích nhé!

Nguyên nhân dẫn đến xung đột nơi văn phòng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn ở văn phòng làm việc. Nhưng dưới đây sẽ là một số nguyên nhân cơ bản nhất. 

Phân chia và sắp xếp nhiệm vụ không hợp lý

Đây là yếu tố tạo nên mâu thuẫn thường thấy nhất ở văn phòng. Việc phân chia và sắp xếp công việc không phù hợp, quá ít hoặc quá nhiều đôi khi khiến người đảm nhận không cảm thấy vui vẻ. Hoặc cụ thể hơn là một cá nhân chậm trễ trong việc tính toán dữ liệu khiến toàn bộ công việc trong nhóm bị chậm trễ. 

Mâu thuẫn với Leader

Leader (nhóm trưởng) là người dẫn dắt toàn bộ làm việc, đưa ra những chỉ định phù hợp về mặt công việc. Nếu người nhóm trưởng là thẳng thắn hoặc đưa ra quá nhiều ý kiến chủ quan trong việc đánh giá sẽ khiến không ít các thành viên không mấy hài lòng. 

Do đó, trong một thời gian dài hợp tác làm việc cũng không tránh khỏi tình trạng xung đột. Mỗi các nhân sẽ phản ứng dữ dội và thấy người lãnh đạo này yếu kém. 

Phong thái làm việc không phù hợp

Trong một đội/nhóm tồn tại nhiều cá thể riêng biệt. Mỗi cá thể mang một tính cách, sở thích và suy nghĩ khác nhau. Nếu không biết cách hòa nhập thì chắc chắn sẽ gặp mâu thuẫn. 

Phân biệt đối xử

Ở thời buổi hiện nay, vấn đề này vẫn còn tồn tại rất nhiều. Nó có thể là tư tưởng “Tuổi trẻ chưa trải sự đời” hay “Trọng nam khinh nữ” hay “người quen biết”. Có thể bạn không ngờ tới, các vấn đề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc mà còn liên quan đến văn hóa công ty. 

Khác biệt về ý tưởng

Sự sáng tạo trong công việc không hề có giới hạn. Trong một cuộc họp sẽ có rất nhiều ý tưởng mới mẻ được ra đời. Nhưng không phải ý tưởng nào cũng thuyết thục. Và gần như ai cũng muốn bảo vệ ý tưởng của mình và luôn cho nó là phù hợp nhất. 

Và sẽ thật tệ nếu như tất cả mọi người không có tiếng nói chung cũng như không có người cầm trịch. Mọi thứ sẽ diễn ra theo hướng tiêu cực, xung đột là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

>>>Tham khảo thêm: Những kỹ năng giúp dân văn phòng đạt hiệu quả cao trong công việc

Kỹ năng giải quyết xung đột khéo léo dành cho dân văn phòng

Như đã nói, mâu thuẫn nơi văn phòng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bạn sẽ chứng minh được cho mọi người thấy, bạn là người khôn khéo, điềm tĩnh, đáng học hỏi thông qua việc khéo léo giải quyết xung đột. Sau đây là một số kỹ năng mà bạn có thể tham khảo. 

Xác định nguyên nhân

Đầu tiên hãy bình tĩnh để xác định rõ nguyên nhân đang gặp phải. Sự tỉnh táo và bình tĩnh sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra vấn đề và đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Sao cho thoải mái và nhẹ nhàng cho các bên liên quan. 

Giải quyết xung đột nhờ vào kỹ năng lắng nghe

Khi một mâu thuẫn diễn ra, hầu như 2 bên ai cũng nghĩ bản thân mình đúng. Và đây là suy nghĩ khiến mâu thuẫn không có dấu hiệu dừng lại. Nếu bạn là một người quản lý, nhóm trưởng thì bạn chính là chìa khóa quan trọng để giải quyết xung đột đấy. 

Hãy đứng ra lắng nghe vấn đề từ 2 phía, sau đó đưa ra những phân tích và lý luận khách quan nhất. Bạn cũng có thể sắp xếp một buổi họp cho 2 bên có thể giải bày với nhau. Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. Hơn thế nữa là bạn càng được nhân viên của mình xem trọng. 

Luôn luôn có sự công bằng

Chìa khóa tiếp theo giúp tháo gỡ mâu thuẫn chính là sự công bằng. Đứng ở cương vị là một người quản lý, dẫn dắt nhân viên thì bạn cần có yếu tố này. Như thế thì mọi thứ mới được giải quyết ổn thỏa. Đừng tỏ ra thiên vị cho bất kỳ một người nào, nó chỉ khiến mâu thuẫn đạt cực điểm hơn thôi. 

Biết gắn kết mọi người

Hãy luôn có với những thành viên trong nhóm của bạn rằng: “Gắn kết luôn là yếu tố giúp chúng ta thành công”. Để mỗi cá nhân hiểu được tầm quan trọng của việc đoàn kết, sự quan trọng của tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội. 

Biến xung đột trở thành cơ hội

Không phải xung đột nào cũng vô nghĩa. Sau bên trong đó là những lợi ích mà bạn không thể ngờ đến. Bạn có thể hiểu rõ hơn về cá tính hay cách xử lý vấn đề của các thành viên trong nhóm. Đây cũng là lúc mà người quản lý phần nào đó đánh giá năng lực của nhân viên. 

Chưa kể, sau khi xung đột trải qua, mọi người có thời gian nhìn nhận lại bản thân giúp tình cảm đồng nghiệp ngày càng khăng khít. 

Xung đột trong công việc là điều mà không một ai mong muốn nhưng nó vẫn xảy ra. Vì thế, bạn nắm bắt được những kỹ năng giải quyết xung đột. Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng sẽ hữu ích nhé!

>>>Tham khảo thêm: Kỹ năng làm chủ bản thân và cuộc sống là gì?

Xem bài viết liên quan:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *