Môi trường công sở được ví như một “xã hội thu nhỏ”. Nơi đây có thể phát sinh ra rất nhiều vấn đề khiến bạn phải suy ngẫm. Để có thể tồn tại tốt nhất trong môi trường này, bạn cần phải có cách ứng xử khéo léo. Điều này giúp bạn có được thiện cảm tốt đẹp với đồng nghiệp và sếp của mình. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến 10+ cách ứng xử khéo léo nơi công sở, nhất định đừng bỏ lỡ nhé!
Contents
- 1 Chú trọng đến những lời hứa
- 2 Kiểm soát lời nói
- 3 Cẩn thận với lời nhận xét về người khác
- 4 Không quan tâm đến những bình luận tiêu cực
- 5 Đối xử tốt với đồng nghiệp
- 6 Ngoài việc lắng nghe, hãy nên tiếp thu
- 7 Chú ý để cảm giác của người khác
- 8 Có những bí mật không nên tiết lộ
- 9 Luôn giữ thái độ lạc quan, vui vẻ
- 10 “Buôn dưa lê” là vấn đề nhức nhối nơi công sở
Chú trọng đến những lời hứa
Tưởng chừng không quan trọng nhưng thật sự lại quan trọng không tưởng. Lời hứa luôn là thứ bạn nên chú trọng khi làm việc trong môi trường công sở. Bởi đây là yếu tố mà sếp hay đồng nghiệp dùng để đánh giá bạn. Nếu bạn không muốn mọi người nhìn nhận bạn là một người thiếu chữ tín, không đáng tin cậy thì hãy thực hiện đúng với lời hứa hay cam kết.
Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn cũng như không thể hoàn thành tốt thì không nên đưa ra lời hứa hay cam kết chắc chắn.
Kiểm soát lời nói
Tiếp theo, hãy biết kiểm soát lời nói trong mọi trường hợp. Mặc dù cảm xúc là thứ rất khó để có thể chi phối nhưng bạn hãy cố gắng giữ nó trong trạng thái luôn ổn định. Hãy chắc chắn rằng, sếp có la mắng bạn và bạn cảm thấy bị oan ức nhưng cũng đừng phản kháng lại mà hãy nhận lỗi rồi rời đi. Bởi trong cơn bực tức bạn sẽ không thể kiểm soát nỗi lời nói và hành động của mình.
Thêm nữa, một điều rất ít người để ý đó chính là giọng nói. Có thể thấy, mỗi khi tâm trạng không được ổn định hay xảy ra tranh cãi, chúng ta thường sẽ có xu hướng nói to, nói lớn hoặc hét lên để bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng trong bất cứ mọi trường hợp, nhất là ở văn phòng thì việc này chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Cho dù bạn đúng thì cũng không một ai muốn lắng nghe bạn.
Cẩn thận với lời nhận xét về người khác
Một trong những trường hợp không hiếm gặp nơi công sở chính là việc túm tụm lại để nhận xét và đánh giá về một người khác. Đây là điều rất xấu, cần nên loại bỏ nơi công sở. Và bạn nên cân nhắc và tránh xa chủ đề này. Việc đưa ra những đánh giá tiêu cực về người khác và nâng cao giá trị của bản thân không hề đáng tự hào và tốt đẹp. Chỉ tiêu tốn và lãng phí thời gian của bạn.
Chưa kể, những phát biểu của bạn trong câu chuyện đôi khi xuất hiện luồng ý kiến trái chiều, có người không đồng tình. Đương nhiên là câu chuyện sẽ tệ hơn đấy. Và biết đâu được, bạn cũng sẽ là đề tài bàn tán của mọi người trong chủ đề tiếp theo. Vì thế, hãy tránh xa vấn đề này.
>>>Tham khảo thêm: [Chuyện công sở] Những rắc rối thường gặp ở dân văn phòng
Không quan tâm đến những bình luận tiêu cực
Dân văn phòng cũng không thể nào tránh khỏi những bình luận tiêu cực về bản thân. Và thay vì phải chú ý, quan tâm đến điều đó thì gợi ý của chúng tôi là bạn hãy phớt lờ. Đừng dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề vô bổ, không có lợi cho bản thân. Bởi nó chỉ khiến cho bạn mất đi sự tự tin cũng như tinh thần.
Bạn hãy cố gắng làm việc để chứng minh cho mọi người thấy sự tài năng và hiệu quả công việc bạn mang lại cho bản thân và doanh nghiệp.
Đối xử tốt với đồng nghiệp
Đồng nghiệp hay ngay cả sếp cũng sẽ có đánh giá tích cực về thái độ, cách ứng xử của bạn thông qua việc giúp đỡ mọi người xung quanh. Đừng ngần ngại thể hiện sự tốt bụng của mình.
Nếu đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc, đạt thành công trong một dự án nào đó thì hãy khen hết lời. Cho dù người đó là đối thủ cạnh tranh của bạn. Còn nếu đưa ra những nhận xét tiêu cực thì cũng nên thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng.
Ngoài việc lắng nghe, hãy nên tiếp thu
Khi bạn trao đổi vấn đề với đồng nghiệp, điều tối kỵ là chen ngang vào lời nói của họ. Hãy ứng xử một cách khéo léo, bạn nên lắng nghe toàn bộ thông điệp mà đồng nghiệp muốn truyền tải. Họ sẽ có ấn tượng tốt hơn về bạn.
Chưa kể, lắng nghe thôi vẫn chưa đủ. Bạn có thể chọn lọc và tiếp thu những điều phù hợp với bản thân. Đôi khi những điều mà đồng nghiệp hay sếp chia sẻ, sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn đấy.
Chú ý để cảm giác của người khác
Bạn cần phải hiểu rằng, không phải bất cứ ai mỗi ngày đến công ty đều mang một tâm trạng “tươi phơi phới”. Điều bạn cần làm là nên chú ý đến cảm xúc của họ. Không nhất thiết phải tập trung hoàn toàn vào họ, nhưng khi bạn muốn mở lời bắt chuyện, hãy quan sát nét mặt của họ (người đồng nghiệp) nhé! Nhằm tránh những lời nói hay đùa giỡn gây ảnh hưởng cảm xúc của đối phương.
Có những bí mật không nên tiết lộ
Môi trường công sở sẽ trở nên thú vị, bớt nhàm chán khi bạn có những người đồng nghiệp thân thiết. Sẽ thật tốt khi mọi người có thể cùng nhau chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống. Nhưng nếu nó đã là bí mật thì nên giữ, không đem nó đi phát tán lung tung. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người kể. Và bạn phải thật sự hiểu họ đã phải tin tưởng bạn như thế nào mới có thể kể cho bạn nghe về bí mật của họ.
Luôn giữ thái độ lạc quan, vui vẻ
Nụ cười và tinh thần lạc quan của bạn có thể là nguồn năng lượng của rất nhiều người đấy. Do vậy, hãy luôn để tinh thần trong trạng thái tốt nhất. Mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ mỗi khi bên cạnh bạn.
“Buôn dưa lê” là vấn đề nhức nhối nơi công sở
Dường như không một doanh nghiệp nào “ép” bạn phải làm việc liên tục suốt 8 tiếng. Đặt biệt, ở một số doanh nghiệp hiện đại còn thiết kế theo mô hình không gian mở, trang bị nhiều khu vực tiện ích giải trí cho nhân viên. Nhưng không vì thế mà bạn dùng quá nhiều thời gian cho việc “buôn dưa lê” với đồng nghiệp. Và nếu việc buôn chuyện này ảnh hưởng đến công việc thì chắc chắn sếp có ánh nhìn không mấy thiện cảm về bạn. Hãy biết sắp xếp giữa thời gian làm việc và thư giãn nơi văn phòng.
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp “10+ cách ứng xử khéo léo nơi công sở” mà bạn nhất định không nên bỏ qua. Chắc chắn nó sẽ giúp ít rất nhiều cho bạn, đặc biệt là những người chuẩn bị hay mới vừa bước chân vào môi trường này. Và để tạo dựng một môi trường làm việc hiệu quả thì không thể thiếu đi các vật dụng nội thất như bàn ghế văn phòng, tủ tài liệu,… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
>>>Tham khảo thêm: Kỹ năng làm chủ bản thân và cuộc sống là gì?