Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại – Toxic

Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quyết định mức độ gắn bó, sự trung thành và sự nhiệt quyết của nhân viên đối với doanh nghiệp. Nếu làm việc trong một môi trường độc hại (Toxic) thì quả thật là rất tệ. Chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, không có tinh thần làm việc. Vậy, làm thế nào để nhận biết một môi trường làm việc độc hại? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Môi trường làm việc độc hại – Toxic là gì? 

Trước tiên, chúng ta sẽ đi sơ qua về khái niệm. Có thể hiểu đơn giản, đây là một môi trường làm việc đầy rẫy sự tiêu cực, xung đột, chống đối và bắt nạt. Tất cả những hành vi, thái độ này đã cấu thành nên một môi trường mà ở đó chất lượng làm việc không đạt hiệu quả. 

Mỗi cá nhân đều có tinh thần trì trệ, không còn cảm thấy hứng thú với công việc mà mình yêu thích. Dẫn đến hiệu suất công việc không cao, bản thân họ cũng cảm thấy rất khó chịu và áp lực với vấn đề này. 

Các dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc toxic

Để nhận biết một môi trường làm việc toxic, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

Cơ sở vật chất không được đầu tư

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy. Công ty được xem như là ngôi nhà thứ 2 của dân văn phòng. Vì thế tính tiện nghi, sự thoải mái là điều rất cần thiết. Cần phải đảm bảo các yếu tố về nội thất bàn ghế văn phòng, thiết bị hỗ trợ công việc, hệ thống ánh sáng,…thậm chí là khu vực nghỉ ngơi và thư giãn dành cho nhân viên. 

Và nếu công ty/doanh nghiệp thật sự quan tâm đến lực lượng “cống hiến” này thì sẽ hoàn toàn không ngần ngại đầu tư. Mang đến một không gian làm việc thoải mái và đầy đủ nhất. 

Mức độ gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp thấp

Sự thay đổi nhân sự liên tục cũng là một trong những dấu hiệu thiết thực để nhận biết môi trường làm việc toxic. Bởi không phải ngẫu nhiên có sự ra vào này. Để có thể “tránh càng nhanh càng tốt”, bạn có thể thăm hỏi các đồng nghiệp xung quanh, cân nhắc với công việc hiện đại và tiến hành đưa ra các quyết định thực sự chính xác. 

Môi trường làm việc có nhân viên độc hại

Để xác định được môi trường làm việc đó có toxic hay không, bạn cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Nhưng chính xác và rõ ràng rất là nhìn vào cách tương tác giữa những nhân viên với nhau. 

Đúng là việc hòa hợp với tất cả mọi người trong công ty là điều không hề dễ dàng. Nhưng nếu người đồng nghiệp luôn đưa các cảm xúc tiêu cực, sự khó chịu và bực bội của họ vào công việc thì chắc chắn họ không phải là người đồng nghiệp tốt. 

Thêm đó, nếu công ty có dấu hiệu chia bè phái, nói xấu lẫn nhau hoặc cố tình cô lập một ai đó thì bạn hãy xem xét về việc rời bỏ môi trường này. Tìm kiếm nơi mà có thể giúp bạn có những trải nghiệm tích cực hơn nhé!

Tương tác giữa các phòng ban kém

Môi trường làm việc của doanh nghiệp luôn tồn tại hệ thống phòng ban. Quả thật nếu có sự tương tác qua lại thì vô cùng hoàn hảo. Bởi khác biệt về lĩnh vực làm việc và con người luôn rất khó khăn trong việc gắn bó. Và nếu doanh nghiệp làm được điều này thì đây chính là môi trường làm việc hoàn hảo. 

Người lãnh đạo luôn có sự cực đoan

Dấu hiệu tiếp theo để nhận biết môi trường làm việc độc hại chính là không có sự hòa hợp giữa những người lãnh đạo với nhân viên. Không có tiếng nói chung nên rất dễ dẫn đến những xung đột. 

Và nếu cấp trên của bạn là người bảo thủ, lối suy nghĩ áp đặt, nói nhưng không làm hay muốn không muốn nói thì đó là người sếp tồi. Như thế sẽ tạo nên một môi trường làm việc chỉ tồn tại những điều tiêu cực, độc hại. 

Khả năng điều hành của nhà lãnh đạo thấp

Khi bước vào một môi trường làm việc, ai cũng mong muốn là sẽ được học hỏi thật nhiều kinh nghiệm, phát triển bản thân. Đặc biệt là được những vị lãnh đạo có tầm chỉ dạy, hướng dẫn chắc chắn bạn sẽ có được sự thành công nhất định trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc. Tuy nhiên nếu gặp phải vị lãnh đạo không nhiệt huyết, “tay ngang” với khả năng điều hành thấp thì sao? Đương nhiên là không thể học hỏi được gì. Có thể nói, đây là môi trường không phù hợp để bạn phát triển. 

Bạn và những người xung quanh cảm thấy kiệt sức

Kiệt sức là dấu hiệu rõ ràng nhất của một môi trường làm việc toxic hoặc ít nhất là nó không phù hợp với bạn. Nhìn nhận lại một chút, nếu chỉ một mình bạn cảm thấy bị “kiệt sức” nhưng những đồng nghiệp xung quanh lại thấy vấn đề này khá bình thường, họ vẫn ổn. Thì bạn cần xem xét lại bản thân của mình. Nhưng nếu cả bạn và những người đồng nghiệp xung quanh đều cảm thấy điều đó thì sẵn sàng “rời bỏ”. 

Dưới đây là ba loại kiệt sức thường thấy: 

  • Kiệt sức do khối lượng công việc quá tải: Nếu bạn phải đối diện với khối lượng lớn công việc mỗi ngày mà không tài nào xử lý nổi. Làm hoài làm mãi mà vẫn không xong hết việc, thì bạn chắc chắn bạn sẽ có xu hướng mệt mỏi dẫn đến kiệt sức. 
  • Kiệt sức do thiếu thử thách: Nghe có vẻ “kỳ quặc” như loại kiệt sức này diễn ra khi nhân viên cảm thấy chán nản với công việc, mất đi sự hứng thú khi chỉ quanh đi quẩn lại với một vài công việc. Họ không thể bức phá, vì thế mà dần dần họ cảm thấy bế tắc. 
  • Kiệt sức do không thể đáp ứng được các yêu cầu công việc: Loại kiệt sức này xuất hiện khi họ cảm thấy bản thân mình thiếu năng lực và không đáp ứng đầy đủ các công việc mà mình được giao. Có thể nói đây là hệ quả của bất lực trong công việc. 

Ngập tràn những tranh cãi, phán xét

Làm việc trong môi trường công sở thì ắt hẳn bạn không còn quá xa lạ với việc chia bè chia phái. Một số nhóm người còn hay buông lời phán xét về người khác, đồn thổi những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến danh dự của họ. Hơn thế nữa là tình trạng cô lập đối tượng, hay sai vặt,…

Và nếu phải là việc trong một môi trường như thế thì quả thật rất tệ. Bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và chán chường. Nhưng đây cũng là môi trường độc hại, không thích hợp để cống hiến trừ khi có sự thay đổi. 

Trên đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết “môi trường làm việc độc hại – Toxic” mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm môi trường phù hợp với bản thân. Nhưng bạn cũng cần biết rằng, mọi thứ chỉ ở tính tương đối, không có gì là hoàn toàn cả.  

Xem bài viết liên quan:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *