Thiết kế phòng họp đẹp, chuyên nghiệp, tạo sự yên tĩnh

Tầm quan trọng của thiết kế nội thất phòng họp của mỗi công ty, doanh nghiệp vô cùng lớn lao song song với những khu vực làm việc nhân viên, quầy lễ tân hay khu vực phòng chờ tiếp khách… Đều thể hiện bộ mặt và hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới đối tác, khách hàng.

Phòng họp là nơi diễn ra, tổ chức những buổi họp góp phần vào đường lối phát triển của công ty, là nơi gặp gỡ đối tác kinh doanh quan trọng, truyền tải thông điệp cho đối tác thấy được tác phong chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trong hợp tác và ký kết.

Tiêu chuẩn diện tích thiết kế phòng họp chuyên nghiệp

Diện tích của một khu vực phụ thuộc vào tổng thể diện tích của công ty tương tự như thiết kế phòng họp. Quy mô doanh nghiệp lớn thì việc xây dựng, bố trí phòng họp thoáng đãng hơn. Nhằm đảm bảo cho phòng họp đủ không gian chứa toàn thể thành viên tham dự cuộc họp đồng thời cũng tránh gây lãng phí không gian thì phòng họp chia thành 3 loại:

– Phòng họp nhỏ: Sức chứa 10 – 20 người. Diện tích tối thiểu đạt 20m2

– Phòng họp vừa: Sức chứa 20 – 50 người. Diện tích tối thiểu đạt 40m2

– Phòng họp lớn: Sức chứa trên 50 người. Diện tích tối thiểu đạt 0,8m2/người. Tuỳ số lượng người sử dụng mà bạn tính toán phân bổ diện tích hợp lý nhất.

Vị trí thiết kế phòng họp hiện đại

Vị trí đặt phòng họp lý tưởng nhất là ở trung tâm của khu vực làm việc tiệm cận với các phòng ban, đảm bảo yếu tố thuận tiện và tiết kiệm được thời gian di chuyển.

Nếu công ty thuộc sở hữu toàn bộ toà nhà thì phòng họp nên đặt ở vị trí tầng trung tâm. Tránh đặt dưới tầng trệt hay tầng thượng sẽ gây nhiều bất tiện trong việc điều hành, tương tác, lưu thông.

Với quy mô công ty nhỏ và vừa thì phòng họp nên được bố trí ở những nơi có thể tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, nguồn ánh sáng này tạo ra nguồn năng lượng tích cực, giải toả cảm giác bí bách, choáng ngộp. Đồng thời cần có phương án tách biệt phòng họp với những khu vực khác nhằm hạn chế về mặt tiếng ồn làm ảnh hưởng đến các cuộc họp. Tuyệt đối không được bố trí phòng họp ở sát cửa chính ra vào, điều này tạo sự phân tâm, xao nhãng và tất nhiên ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc họp.

Thiết kế nội thất phòng họp đẹp, chuyên nghiệp, tĩnh lặng

Thiết kế nội thất phòng họp mang một sứ mệnh hệ trọng ảnh hưởng toàn diện đến bộ mặt, thương hiệu của công ty. Mỗi một phòng hop sẽ có những đồ nội thất cơ bản như bàn họp, ghế họp, tủ hồ sơ, máy chiếu, thiết bị kết nối…

Mục đích của thiết kế nội thất phòng họp mang đến sự thuận tiện, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu suất và chất lượng trong mỗi cuộc họp, từ đó định hình được thương hiệu của doanh nghiệp trong niềm tin với đối tác, khách hàng. Một số nguyên tắc thiết kế nội thất phòng họp cần nắm:

Kiểu dáng bàn họp

Bàn họp với sự đa dạng trong kiểu dáng, cơ bản và sử dụng phổ biến nhất là bàn chữ nhật, bàn chữ U, bàn Oval, bàn tròn. Tuỳ thuộc vào kích thước không gian phòng họp và quy mô tham dự mà có sự lựa chọn kiểu dáng bàn họp hợp lý.

Với phòng họp lớn với quy mô thường thấy từ 20 đến 50 chỗ ngồi tham dự, mẫu bàn chữ U được ưu tiên sử dụng nhiều với không gian này. Nội thất phòng họp lớn cần bố trí trang nhã, đơn giản, tạo không gian thoải mái phối hợp với việc sử dụng các loại ánh sáng: ánh sáng tự nhiên, ánh đèn trắng làm cho không gian thoáng hơn.

Phòng họp nhỏ cho những doanh nghiệp nhỏ, thường sử dụng dạng bàn tròn hay oval để tập trung số lượng người và dễ dàng trao đổi công việc hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể linh hoạt sử dụng đồ nội thất tùy theo chức năng và đặc thù riêng của doanh nghiệp mình.

Ghế phòng họp

Thông thường thời gian cho một cuộc họp trung bình từ 1 tiếng trở lên, việc tại vị một chỗ trong suốt thời gian dài như thế là vấn đề cần được quan tâm vì sức khoẻ tổng thể tác động trực tiếp. Nên bố trí ghế họp đồng bộ hợp với mẫu bàn họp tạo ra sự chuyên nghiệp, hiện đại. Kiểu dáng ghế họp nên đơn giản, gọn nhẹ nhằm tiết kiệm diện tích không gian. Ghế chân quỳ là mẫu ghế chuyên dụng cho không gian phòng họp, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng đến mẫu ghế có bánh xe di chuyển thuận tiện cho mỗi lần sắp xếp bàn họp hoặc ghế có chức năng gấp lại khi không sử dụng cũng là phương án tiết kiệm diện tích thông minh. Tựa lưng của ghế nên được đầu tư để giải toả sự căng thẳng, mệt mỏi. Đệm ghế nên được bọc da hoặc vải nỉ tạo sự êm ái, có sự đàn hồi nhất định giúp làm giảm áp lực lên đùi khi ngồi, tránh các tình trạng tê cứng, đông máu khi ngồi quá lâu.

Màu sắc trong thiết kế nội thất phòng họp

Phòng họp nên ưu tiên sử dụng gam màu trung tính, tránh sặc sỡ gây ảnh hưởng đến thị giác, vì tính chất cuộc họp cần sự tôn nghiêm và tĩnh lặng, giúp người tham dự cuộc họp tập trung tuyệt đối. Màu sắc cho nội thất phòng họp cũng nên được lựa chọn tương thích với màu sắc tổng thể của phòng như nền, tường và trần nhà. Những gam màu từ gỗ tự nhiên, hay xám, trắng, nâu được ứng dụng phổ biến nhất. Nếu công ty của bạn hoạt động ở lĩnh vực truyền thông, sáng tạo cần sự phá cách vẫn có thể sử dụng những gam màu trẻ trung nhằm kích thích tinh thần và ý tưởng sáng tạo của mọi thành viên, nhưng ở giới hạn cho phép.

Những lưu ý cần nắm khi thiết kế nội thất phòng họp

Dù phong cách thiết kế nội thất phòng họp của công ty nhỏ hay lớn cũng cần nhất quán những lưu ý sau:

– Thiết kế nội thất phòng họp phải tạo được điểm nhấn, tạo dấu ấn tốt trong mắt đối tác, khách hàng. Là cách định vị thương hiệu cũng như truyền tải hình ảnh của doanh nghiệp trực tiếp và hiệu quả nhất.

Thiết kế phòng họp nói chung và nội thất phòng họp nói riêng phải đạt tiêu chuẩn về độ thẩm mỹ, hài hoà với tổng thể không gian, màu sắc chủ đạo cũng như tính thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động.

– Thiết kế nội thất phòng họp đáp ứng mục đích sử dụng và công năng thiết thực nhằm hỗ trợ tối ưu chất lượng của những buổi họp thêm thành công, thuận lợi.

– Thiết kế nội thất phòng họp phải phù hợp với văn hoá, bản sắc của công ty, có sự đồng bộ với những khu vực làm việc khác, tránh những không gian bị lãng phí hay không gian chết.

– Tôn tạo được không khí chuyên nghiệp, tôn nghiêm, tĩnh lặng nhưng không quá bí bách, áp lực với những thành viên tham gia cuộc họp.

Xem bài viết liên quan:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *